Sunday, June 16, 2013


Saturday, December 10, 2011

Côte-des-Neiges-

Une voiture prend feu dans Côte-des-Neiges

Toanvinh La latoanvinh@hotmail.com Un camion est entré en collision avec une voiture au coin de la rue MacKenzie et de l'avenue Victoria dans l'arrondissement de Côte-des-Neiges-Notre-Dame-de-Grâce, mercredi. Peu après l'accident, les flammes sortaient du capot de la voiture. Les pompiers sont arrivés sur les lieux pour éteindre l'incendie.

Photo en gros
Une voiture prend feu dans Côte-des-Neiges

Toanvinh La latoanvinh@hotmail.com Un camion est entré en collision avec une voiture au coin de la rue MacKenzie et de l'avenue Victoria dans l'arrondissement de Côte-des-Neiges-Notre-Dame-de-Grâce, mercredi. Peu après l'accident, les flammes sortaient du capot de la voiture. Les pompiers sont arrivés sur les lieux pour éteindre l'incendie.

Photo en gros

Thursday, July 07, 2011

TRIP TO BOSTON July 03-2011

Monday, March 03, 2008

Frère Jérôme



Aर्टिस्ट FRÈरे JÉRÔमी & ला Toàन विंह इन Montréअल 1983

Sunday, October 07, 2007



Thai Tuan In Montreal 1993

Photo by Nguyen Tai

Thursday, February 08, 2007

CA-NA BEACH 2007

Wednesday, February 07, 2007

VIET-NAM DIARIES

Montréal...08 & 09-2006

Sau cuộc gặp gỡ với bao thân hữu đến từ khắp nơi cùng hội ngộ tại tư gia của ông Bill Wilson ở New York, trở lại Montréal vẫn còn đón nhận một mùa hè chói chang,cùng với sự kiện GRAFF Workshop tổ chức triễn lãm về Mail-Art để kỷ niệm 40 năm thành lập họa viện này, ban tổ chức đã quy tụ được khoãng 500 bưu thiếp( ADD and Back to Sender), nơi đó, hầu như những họa sỹ đã từng trãi qua ít nhiều một thời trong quá trình gần nửa thế kỷ qua...Tôi đã từng thực tập tại đây về Lithographie trong những năm 1986, cũng trong thời điểm này, họa sỹ John Cage đã ghé thăm Graff và đó như lần cuối cùng của cuộc đời ông... Cũng nên nói thêm rằng, trong tháng 4-1995 tôi đã thực hiện một Performance để Pay tribute For Ray Johnson tai Under Zero Gallery Montreal, sau đến 1996 tại The Intercultural Center Stratheat Montreal, Sau cùng là tháng 11 tại Gallery Observatoire 4, triễn lãm bao gồm hơn 200 Postcards và Performance...Không xa lắm trong tháng 9 năm nay 2006, họa sỹ Clément Padin đến từ Uruguay đã gặp gở chúng tôi(gồm Dianne Bertrand và Tôi) trong một tinh thần cởi mở, thân thiện, tại một quán Cà phê second Cup tọa lạc trên đường S. Denis, lúc đó khõang 2 giờ chiều sau khi đã gữi cho ông ta một E-Mail vào buổi sớm cùng ngày, để rồi mãi đến tối hôm ấy tôi và Sophie lại gặp Padin trong một Performance của ông ấy tại Grande Bibliothèque...Đồng thời trong tháng qua tôi đã nhận được một thông tin cũa Emily Robertson trong luận án cao hoc về Mail-Art tại Concordia University Montreal, tất cã hầu như đã sẵn sàng trong Networking...

Jan.08-07

Rời khỏi tư gia ở vùng Côte des Neiges lúc 10pm, trong một ngày mưa dầm và không có nhiều tuyết, không gian tối hẵn lại trong mùa đông với độ lạnh + 2
Một buổi tối thật dài trên các băng ghế ở phi trường P.E.Trudeau...


Jan.09-07

Tới phi trường O'Hare chicago trên chuyến bay sớm nhất của hảng hàng không United Airline...
Terminal 1 , sau đó cùng tại nơi đây để làm thủ tục với hảng ANA (all nippon airways) để đến Narita Tokyo, thời gian chờ đợi chuyển tiếp đến 3 giờ... Lộ trình bay đến Narita phải mất 13 giờ, với động cơ Boeing 777- 300 rất tiện nghi và thoãi mái...
Trên lộ trình hầu như bay trong vùng sáng, được nhìn ngắm qua cửa sổ những núi tuyết ngút ngàn trên dãy Alaska, không quên Chụp một vài tấm hình... Đồng hồ chỉ ... giờ, tức là đã bay được 6 giờ.
máy bay đang trên không phận Anchorage và Bering Sea ở cao độ 35.000 feet, với độ lạnh -77 c.
Buổi chiều cùng ngày , chỉ trong một khoãnh khắc phi cơ đã bay vào vùng khí hậu ấm dần... Đến Narita lúc 3pm, chuyễn tiếp vé bay, tìm một chổ dựa lưng, Email.
Phi cơ đến Tân Sơn Nhất lúc 11.30 pm , bắt Taxi từ phi trường vào khách san An Nhật tọa lạc cạnh bến xe miền ðông lúc 12.30 am, địa chỉ này do một người bạn từ Montréal giới thiệu , không hiểu tại sao khách sạn lai charge cho Việt kiều với gía gấp đôi???

Jan.11-07
Cảm nhận một buổi sáng đầu tiên, ấm áp của Sài gòn, từ khách sạn đến viếng Trường Đại Học Mỹ Thuật , dọc đường xe cộ dập dìu qua lại tấp nập, đại đa số là xe gắn máy, khói và bụi mù trời...
Lăng Ông-Bà Chiểu như ẩn hiện dưới vòm đại thụ, buổi sáng Sài Gòn náo nhiệt hơn Hà-Nội và nhiều nơi khác...Khu vực Lăng ông Lê Văn Duyệt bây giờ khang trang hơn, thoáng mát hõon, nhất là sau thời kỳ mở cửa, cho những ngộ nhận lịch sử đã đi qua.
Sau khi điểm tâm tại một tiệm mì hoành thánh, vì tối qua chưa ăn gì nên lần này ăn gắp bội, tôi tìm đến ngôi trường Mỹ Thuật, nơi này đã trãi qua một thời dài trong đời sống nghệ thuật của tôi...
Gặp lại Đức cùng Long họ là những gíao sý tại đây, Vãn chuyện thăm hỏi bạn bè, Long đưa tôi trở về khách sạn và sau đó tôi một mạch đến khu du lịch Văn-Thánh để xem các họa sỹ , bạn bè đang chuẩn bị cho một liên hoan về Gốm Miền Nam.

Jan.12-07

6.00 am -Buổi sớm từ một quán nhỏ cạnh bến xe phone về Bình-Dương một thị tứ nằm ở Phía đông Gài-Gòn 30 cây số, để chuẩn bị chuyễn hành lý về nơi ấy, một giờ sau đó xe của người em tôi đến , về Bình-Dương lúc 9 am.
sau đó đến viếng ngôi chùa cổ Hội-Khánh thăm một vị tu sỹ bạn Thích Huệ Thông hiện đang trụ trì tại đây, ngôi chùa cổ này đã trơ gan cùng tuế nguyệt đã hơn 300 năm kể từ khi dòng người di dân đến lập nghiệp trên mảnh đất màu mở này.
1.30 pm- Trở về Sài-Gòn bằng bus... đi quanh quẩn một vài nơi tại Bình Thạnh, đến khu triển lãm gốm lúc 3.30pm để xem một buổi khai mạc triển lãm Gốm Nam Bộ.
để rồi hôm sau đó trực chỉ Phan-Rang một nơi chốn kể từ 1979 đến nay chưa hề có dịp trở lại...
5pm tại khu du lịch Văn-Thánh, Cuộc triển lãm Gốm của các tỉnh phía Nam đựợc xem như một sự kiện nổi bật cuối năm nay...
Hình thức sắp sếp được đặt trên các bải cỏ xanh mướt của khu Du-Lịch, cùng nhiều bộ sưu tập gốm cổ gía trị trưng bày trang trọng trong những lồng kính, tạo cho người xem những cảm giác rất hài lòng về những thành tựu với bao kỹ thuật khác biệt đa dạng rất cổ xưa như Gốm Bầu Trúc(Phan-Rang, một trong 3 potteryWorkshop xuất hiện sớm nhất Đông nam Á) , đến những màu nung đỏ thắm của đất Trà-Vinh cùng Gốm truyền thống như Bình Dương , Biên Hòa... tạo nhiều sinh khí cho việc sáng tạo...có thể nói cuộc Liên Hoan Gốm lần đầu tiên đã mang lại thành công mỹ mãn...
7pm- Cùng xe gắn máy với họa sỹ Hồ Hữu Thủ đến Sinh Café trên đường Đề Thám góc Phạm ngũ Lão để lấy vé về miền trung cho sáng hôm sau, đêm ngủ trên một "Room for rent" ở Đề Thám một khu náo nhiệt với hàng đoàn du khách tây phương với nhiều sinh hoạt, ăn uống, mua bán suốt thâu đêm, người Sài-Gòn đặt tên khu này là khu Tây Ba-lô cũng giống như khu Khao-Sản ở Bangkok vậy.
Jan 13-07
Gặp Phương Hùng đến sớn hơn hết , sau khi ăn sáng trên lầu của Sinh Café, một thương hiệu về Tour Du Lịch...Họa sỹ H.H Thủ đã đến sau hết, mọi người cùng đi trên một chuyến Bus rất tiện nghi sản xuất tại Hàn Quốc, trực chỉ đến Mũi Né(Phan Thiết), Trưa cùng ngày chúng tôi đến vùng của Gío và Cát trắng, Mủi Né nơi đây đã thay đổi khá nhiều sau gần 30 năm, đường xá rộng hơn, du lịch quy hoạch nhiều hơn.
Hồ Hửu Thủ từ giả chúng tôi để lo công việc của hắn ,sau khi dùng bửa trưa trong một quán cóc ven đường với những hải sản địa phương, Tôi và P.H tiếp tục đi Phan Rang, có nghỉ trưa tại một quán nhỏ trên bãi biển Cà-Ná một miền biển mêng mông vô tận,lồng lộng tiếng gío chiều, nơi mà từ thuở xa xưa vào thời nhà Trần , Nàng công chúa Huyền Trân theo chồng là Chế Mân, đã ngự gía tại đây để tắm mát một khi...

Xe đi ngang qua Phan-Rang chúng tôi xuống tại một con lộ gọi là ngã ba Cà-Đú một địa danh của đồng bào Chàm để hẹn với Đàng Năng Thọ một người bạn nối khố chưa hề gặp suốt 26 năm ròng..
6pm D.N Tho cùng vợ và con nhỏ ra đón chúng tôi, đưa về tư gia của hắn một làng Chàm gần đấy, làng Chăm này theo đạo Hồi , ngoài ra còn có nhiều nhóm khác theo đạo Brahman, nhưng trong thời kỳ Đông Dương cổ đã cùng phát triển với văn hóa Phật giáo( có một thời kinh đô Chàm có tên là Phật Thệ)... người Chàm sinh sống nhiều qua sinh hoạt về ruộng rẩy, Canh tác, Gốm vv.
Đêm tá túc tại nhà Thọ, qua đêm trong gật gù khi Thọ thao thao kể chuyện gần xa, củ mới, bên những tượng đất đã nung đỏ và cháy đen, Thọ kể về chuyến triển lãm của hắn ở Ấn Độ trong vài năm trước, đã làm cử tọa bùi ngùi khi bài phát biểu của hắn với câu" Tại sau Ấn-Độ bỏ chúng tôi"... cũng lưu ý thêm dân tộc Chăm là một thành phần của Văn Hóa ngoại Ấn Độ trong chiều hướng Ấn Độ hoá (indianisé)hiện diện tại mảnh đất này từ thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên, nhưng trong kỷ yếu của người Trung-Hoa từ năm 195 đã có tên là Lin-Yi( Lâm Ấp) , song song đó ở phía cực nam người Funam cũng cùng một nền Văn-Hoá Ấn, bây giờ hắn làm giám đốc của trung tâm văn hóa Chàm tại Tỉnh Ninh-Thuận , Phan rang này.
Vợ Thọ đãi mọi người những bửa ăn đạm bạc Việt-Nam nhưng ngon miệng, buổi sáng sau khi điểm tâm chúng tôi đi quanh vài nơi sinh hoạt của người Chăm này, rời làng để đến xem nơi tôn tạo lại ngọn tháp cổ Hòa-Lai một trong năm kiểu thức kiến trúc cổ điển bằng gạch của người Champa xưa, tháp nằm xát vệ đường số một, sơ đồ tái tạo theo bản vẽ của một nhà khảo cổ , kiêm giám đốc Người Pháp là H.Parmentier , trường Viễn Ðông bác cổ xây dựng năm 1898, do chính quyền thuộc địa dựng lên...
Ðứng đón xe ven đường vào Cam Ranh theo tuyến Nha-Trang, chúng tôi ngơ ngác nhiều lần ở thị tứ Cam Ranh này, dọ hỏi mãi mới đành lòng đi xe gắn máy vào bãi Dài một khu bãi biển đẹp trong vẽ đẹp sinh thái, hoang sơ của nó nhất là sau cơn bão Durian vừa qua ...
12 pm- Trên bãi dài chúng tôi dùng cơm trên một lều quán duy nhất tái định cư sau cơn tránh bão vừa qua, trời sầm tối như báo hiệu một cơn mưa , chúng tôi đột xuất về Nha Trang với xe gắn máy chở 3 trong môt khoảng cách trên dưới 30 km, dưới cơn mưa nhẹ hạt trên con đèo Cam Ranh ngoạn mục, phong cảnh hửu tình...
5.30 đến Nha-Trang, Người chở chúng tôi đến một khách sạn không xa bãi biển,Trên đường Đinh-Tiên Hoàng ... với một giá rất mềm là 80.000 $ Việt-Nam(khoãng $ 5 UD) cho một đêm.
Jan 14-07


Sau một ngày mệt mỏi, đánh một giấc ngon lành cho đến sáng, P.Hùng trở về Sài-Gòn trên chuyến xe sớm nhất từ Nha-Trang, tôi ở lại thành phố biển và cát trắng này, một mình trên bãi biển, một người lái xe gắn máy nài nĩ mãi để đưa tôi đi dạo quanh thành phố, qua những điểm Như Tháp-Bà, Chùa, Nhà Thờ, Hội Quán vv,
Chúng tôi lên Tháp Bà(Pô-Nagar) trước nhất, Tháp này do người Chàm dựng lên trên một ngọn đồi nhìn ra biển và xóm bóng, một làng chài ven biển, kiến trúc vẫn đặc trưng là gạch,nhưng đặt biệt không dính kết với nhau qua hồ cément,tôi chợt nhớ lại lời ông Thiên Sanh Cảnh, một học gỉa Chàm, ngài cho rằng gạch Tháp được kết lại với nhau bằng một loại keo thiên nhiên từ trong một loại cây mọc trên rừng??? Nhưng hôm qua ở Hòa-Lai nhìn những người thợ tái tạo tháp với phương pháp mài chập, nghĩa là dùng một viên gạch thấm nước, mài cho ra chất đất vữa rồi đặt chồng lên nhau, những viên gạch tự kết lại với nhau, khi khô trở nên khắn khít thêm...
Đứng trên tháp bà lồng lộng gío biển, cảnh quan thơ mộng, tôi nghĩ những người Chăm xưa đã có ý tứ về khoa thiết kế kiến trúc đẹp và hài hòa với thiên nhiên...
Tháp bà hầu như còn nguyên vẹn màu gạch đỏ đã hoen ố theo thời gian sừng sửng nổi bật giửa trời xanh vô tận...
Sau đến đi thăm một ngôi chùa cổ, thăm ngôi nhà thờ cổ nổi tiếng đẹp ở Nha-Trang,trở về khách sạn quá giửa trưa, tôi sẽ trả phòng vào ngày mai để đi Hội An vào lúc 5pm
Thời gian còn lại tôi thong thả đi trên biển, đến những quán cà-phê ngon, ăn những hải sản như mực nướng,cá chiên và Bia.

Nha-Trang ngoài cái nhộn nhịp của một thành phố du lịch biển, tôi thích nhất những cái ghế hớt tóc đặt trên vỉa hè, bên cạnh những dãy tường vàng trắng dùng để treo những tấm gương soi mặt, tiệm hớt tóc lộ thiên tạo nên cái sinh hoạt đời thường đặc sắc mà Sài-Gòn đã biến mất từ lâu, chỉ cần một cái ghế da, cái khăn choàng, hộp đựng dung cụ là có thể là việc để nuôi sống gia đình, những tiệm hớt tóc này , thoáng mát trong cái lồng lộng của gió biển, trước cặp mắt của biết bao du khách đến từ 4 phuương trời...
Bên cạnh những Walkside Restaurant tôi còn bắt gặp những quầy bán thức ăn vỉa hè, cho cac buổi điểm tâm,như bánh mì trứng chiên, Bún bò Huế, Xôi, Bánh Canh...Quán thường chỉ mở buồi sớm và ngưng đọng váo buổi trưa cùng chiếu tối, Nha-Trang có thể gọi như một thành phố mát mẻ nhất trong cái hanh nắng của miền trung.
Sẽ ra rời Nha Trang , êm đềm chập chùng bao sóng biển,tôi ghé qua bao quán cà phê trang trí trang trọng , quý phái,con người NT vẫn yên lặng trong những bến động của cuộc đời, để rồi khi rời xa NT trong những đêm trên biển, tôi lại nhớ về bài hát bất hủ của Phạm Duy" Nha Trang Ngày Về"
Jan 15-07
Rời NT vào lúc 6Pm để vào Hội An, chuyến viễn du bằng xe qua đêm, bên con đèo cả , từ trên cao,nhìn bao chiếc đèn lập loè trên sóng nước như bao ánh hoa đăng diệu kỳ giăng trong mắt.
Vào Hội An vào sáng sớm tìm một khách sạn Trên đường Lê-Lợi thuộc khu phố củ gía 120.000 đồng cho một đêm nhưng đở hơn lại Share cùng với Tim một cậu trẻ du lịch đã làm quen được trên xe từ NT vào.
Tim tên môt người Úc, đã làm chuyến du lịch này , khởi đầu từ Ấn-Độ vào Thaí-lan Việt-Nam... và có ý định đi thên Trung Quốc???
Tôi đến một quầy bán vé tour để đi Mỹ Sơn viếng Tháp
Buổi sáng đầu tiên , tôi dùng điểm tâm với Tim tại phố cổ, Tim đi du ngoạn khắp nơi, tôi tìm những quán Ca-Phê nhâm nhi dưới cơn mưa dầm suốt ngày, viếng thăm các quầy bán sách, bán lồng đèn, và không quên ghé thăm nhà của các vị bô lão viết chữ Hán, câu đối... dừng chân trong hội quán Triều Châu, sau đó đến viếng nhà của một vị viết thư pháp(calligraphy) tên Đức, tìm một vài câu chữ mua làm sưu tập , liền sau đến viếng tư thất của một người họ LA , tộc này cùng họ với Tôi, được ông ta đưa vào xem tiền đường thờ những tổ tiên của họ, ông cố nội vị này chụp ảnh trong sắc phục quan lại của Minh Triều... sau đó về lại khách sạn, đêm về cũng rảo bước bên bờ sông Hội An, muôn ánh đèn lồng làm tươi lên trong cái ãm đạm của cơn mưa buổi tối.


Chiếc lồng đèn lung linh;
Hội -An nặng hạt mưa.
Chốn nào còn gặp lại;
bên sông con đò đưa...

Jan 18-07
7.am Trả phòng sớm, chia tay với Tim, phải chờ đến 8.30 để người công ty du lịch Camel đến đưa tôi đi vào Mỹ sơn,
thôi thì đành ngồi đây vãn chuyện với một nhân viên bán vé cho Tour, ngôi nhà này thuộc dạng nhà cổ nằm ngay trong trung tâm phố cổ, đựợc cơ quan UNESCO đặt trong chương trình bảo vệ di sản thế giới, ngụ tại số 78 Lê Lõi, trước kia nó là một tiệm chụp hình có tên là Lệ Ảnh (Ảnh Đẹp), gia chủ của nó chính là Nhiếp Ảnh gia Trương Trừng, người có nhiều tài năng trong trong lãnh vực Nhiếp ảnh, ngài đoạt giải của Toàn Quyền Đông Dương năm 1940 với tác phẩm "Tác Nước" liền sau năm đó hình ảnh này được chọn cho in trên giấy bạc 500 piastre của Đông Dương.
8.30 am-Giờ khởi hành đã đến chúng tôi lên xe Bus deluxe để viếng Mỹ Sơn một chốn với một khoãng cách 30 km.
Trên đường đi chúng tôi có viếng Trà-Kiệu, nơi này, xưa kia làm Ðế Ðô của vua Chàm, nhớ lại trong một cuốn sách ấn hành rất sớm của Trơờng viễn Ðông Bác Cổ, khoãng 1922( L'école Francaise d'Extrême-Orient),thì nơi đây, lúc bấy giờ cảnh quan rất đẹp, nó được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ , nhưng bây giờ thành quách xưa đã nhường chổ cho một ngôi gíao đường, từ dưới lên trên đều phục vụ cho gíao phận, được vây kín bởi giáo xứ Trà Kiệu v.v???
Những giáo dân tại đây, đã có bao giờ tự hỏi về những điều nghiệt ngã, ngược ngạo này chưa?, trong khi người Việt đã đồng hoá người Chăm,hàng mấy trăm năm, nhưng chưa bao giờ tàn phá hay di dời những kỳ công này, thế thì tại sao chính quyền thực dân Pháp đã làm support cho những tín đồ tàn phá di vật và xây trên chính nền móng xưa một ngôi gíao đường như vậy(sic), tại sao họ lại không xây bên cạnh?... sự việc trên đây là một lối mòn của bọn thực dân Pháp xưa, nó cũng giống như thực dân Tây Ban Nha đã xây ngôi giáo đường trên chính nền móng kim tự tháp ở Mexico City, cùng với chính những viên đá dùng để xây tháp...nơi đây bây giờ có tên là plaza Tres Culturas.
Đến khu di tích Mỹ-Sơn trời hẵn còn mưa, khi nặng hạt , khi lất phất cụm tháp Mỹ Sõn chính còn lại khá nguyên vẹn, có tháp xây hình mái thuyền, có nhiều tháp dùng cho việc tế lễ vì xưa kia nó là Thánh địa, Tháp có diện tích như Tháp Phan Rang nhưng cổ kính hơn, nhỏ hơn so với tháp Hòa Lai, sau đến xem phần ca múa dân gian tại một nơi bên cạnh, gặp một vài người quen đến từ Montréal , Rất tình cờ... trở lại Hội An khoãng 1.00 Pm.

Dùng vội cơm trưa tại một quán bên vĩa hè Hội An, gần khu bưu điện, lên xe để đến Huế lúc 2.30 Pm, dù vậy trời cũng có khi nắng khi mưa, qua Đà Nẳng, vào tunnel Hải Vân mới khánh thành trong năm qua, đến Huế lúc 5.30 Pm, vô một khách sạn kế cận trên đường Nguyễn Tri Phương và Hùng Vương, nghĩ ngơi để 8.30 pm xuống thuyền rồng nghe Ca Huế một bộ môn nghệ thuật đặc sắc của xứ Huế... trở về Hotel lúc 11.00Pm.
Jan 18-07
Đi tản bộ dưới cơn mưa buổi sáng, qua cầu Trường Tiền, trở lại cầu Phú Xuân, sau đến vào viếng Trung Tâm Lê Bá Đảng...Huế vẫn không thay đổi nhiều hơn sau 2 năm trở lại, cuộc sống vẫn trôi chãy nhẹ nhàng bên dòng Hương Giang Thơ mộng.
2,00pm vào khách sạn, bắt Cyclo đi thăm chùa Báo Quốc bên phía gần đại nội, thăm nhà lưu niệm cụ Phan Bội Châu,vv.
đi suốt một giờ trên Cyclo ở Huế chỉ mất 30.000 đồng VN...


Jan 19-07
Trở về Sài Gòn trên một chuyến xe khởi hành lúc 2.00pm , để lại một khoãng trời đã đi qua trong 18 giờ trên chuyến Bus tiện nghi, tôi đã làm một chuyến viễn du thật dài từ Đông sang Tây, gặp bè bạn, những người đã quen lâu, lẩn mới quen, trên cuộc sống đang sinh sôi,nẩy nở... ở nơi này đã thực sự hồi sinh...

Jan 20-07
Trở lại Bình Dương tạm trú trong một căn hộ tiện nghi của một người thân tộc, tôi đặt bút viết về bao thời gian đã đi qua, nó mãi cho tôi bao ấn tượng khó quên, từ việc vẽ phong cảnh Cái Đình Làng(communnity Hall) bên cạnh nhà, đến việc đàm đạo với vi sư gìa trên núi Châu Thới,những thứ đó nhý một chất liệu sống cho tôi...

Jan 29-30-07
Trở lại Sài-Gòn thật sớm, ghé chung cư Bắc-Hải trong một quán cà phê có tên là Hoa-Vàng của thi sỹ Phạm Thiên Thư, trao đổi bao kinh nghiệm với ngài để sau đó Gặp lại những bạn bè nhý Sơn, Long, Mai Thu Sơn vv.trước khi lên đường ra ngoài vạn dâm.